NHỮNG CÂU HỎI LỚN VỀ ỨNG TUYỂN DU HỌC MỸ THỜI COVID ĐƯỢC TRẢ LỜI BỞI CHUYÊN GIA GPA

Vào ngày 13/3, tôi thức dậy bởi một tin nhắn lúc 4h sáng của một bạn học sinh năm nhất của tôi, đang theo học tại trường Earlham College. Em nói là trường mới gửi thông báo chuyển toàn bộ chương trình học sau kỳ nghỉ xuân giữa tháng 3 lên học online, và học sinh cần phải rời khỏi campus trước ngày 16/3. Ngay lập tức, chúng tôi phải đặt vé máy bay để em bay về nước, thay vì ở lại nhà 1 người thân ở Mỹ vì trước đó đã có nhiều thông tin về các chuyến bay bị hủy và biên giới đóng cửa. Liên tục trong những ngày tháng 3 đó đến nay, có rất nhiều các thông tin xấu về kỳ thi SAT tháng 5, 6 bị hủy, Dịch bệnh phát triển căng thẳng  tại Mỹ và trên thế giới khiến nhiều người nhiễm bệnh và tử vong, biên giới các nước đóng cửa, các kỳ thi của các trường quốc tế tại Việt Nam bị hủy, bản thân Việt Nam vừa trải qua nhiều tuần đóng cửa khiến mọi sinh hoạt bị đảo lộn, vào theo đó là sự đảo lộn trong quá trình học tập, sinh hoạt và chuẩn bị hồ sơ du học của các bạn học sinh có mong muốn đi du học Mỹ.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua 3 câu hỏi lớn về Du học Mỹ thời Covid-19. Thứ nhất: Các trường Đại học Mỹ đang ứng biến như thế nào đối với dịch bệnh này. Thứ 2, những thay đổi có thể diễn ra trong kỳ ứng tuyển 2020-2021 sắp tới. Và cuối cùng, cũng là phần thực tiễn nhất dành cho các bạn học sinh, chúng ta cần phải chuẩn bị như thế nào cho mùa ứng tuyển với những biến động như hiện nay.

Phần I: Đại học Mỹ ứng phó dịch bệnh Covid-19  

Theo dõi một số lượng lớn các bạn học sinh nhanh chóng về nước hoặc lựa chọn ở lại Mỹ trong mùa dịch này, chúng ta có thể tự tin nói rằng các trường Đại học hàng đầu Mỹ đều đã và đang phản ứng rất nhanh với những diễn biến của đại dịch. Và điều đó cũng một phần nhờ các trường của Mỹ có hiệp hội IHE (Institutions of higher education) phối hợp chặt chẽ với các bộ y tế để đưa ra các định hướng thống nhất, kịp thời và rõ ràng cho các trường. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh tại Mỹ đã chia sẻ Guideline hướng dẫn về việc Lên kế hoạch, Chuẩn bị và Ứng phó với Dịch bệnh Covid 19, trong đó liệt kê ra các tình huống khi các trường chưa có, mới có, và đã có nhiều ca lây nhiễm cộng động, với những chỉ dẫn rõ ràng trường cần phải làm gì để đào tạo đội ngũ nhân viên và giảng viên cùng nhà trường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho học sinh về các vấn đề Học tập, Nghiên cứu, nhà ở, và Ăn uống. Tùy vào sự cho phép về cơ sở vật chất và diễn biến dịch tại địa phương của từng trường mà sinh viên có được các sự lựa chọn như ở lại ký túc xá, hỗ trợ tìm nhà ở bên ngoài hay buộc phải về nước. Nhưng hầu hết các trường đều có những thông báo rất kịp thời, rõ ràng và dứt khoát. Nếu như cậu học sinh của tôi ở Earlham college không bị buộc phải rời khỏi ký túc xá trong vòng 3 ngày mà là 1 vài tuần thì chắc chắn cậu ta sau đó có muốn về Việt Nam cũng sẽ bị kẹt lại ở Mỹ do việc đóng cửa biên giới, hủy chuyến bay, hoặc là về với một rủi ro cao hơn khi đi máy bay. Một bạn học sinh khác của tôi theo học năm cuối tại Bryn Mawr thì đã nộp đơn xin trường ưu tiên xét riêng cho việc ở lại ký túc xá do em đã nhận được công việc tại Microsoft và sẽ đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

GPA vẫn giữ trao đổi thường xuyên với các đại diện tuyển sinh Mỹ và tôi chưa bao giờ thấy họ bận như vậy. Tương tự đối với giáo sư, giảng viên của các trường. Việc đột ngột chuyển toàn bộ việc học lên trực tuyến buộc họ phải nghiên cứu về phương pháp và nội dung giảng dạy trong một vài tuần qua bằng 8 năm trước đó cộng lại (theo như chia sẻ của một giáo sư trường New York University).

Vậy tất cả những thông tin trên có ý nghĩa như thế nào đối với các bạn học sinh chuẩn bị ứng tuyển du học Mỹ. Cuộc khủng hoảng Covid-19 là một bài test khốc liệt đối với hệ thống giáo dục Mỹ vốn được coi là tốt nhất trên thế giới, thu hút những học sinh sinh viên top đầu của các nước, và là giấc mơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tìm hiểu case study này và trao đổi trực tiếp với các trường mang lại cho tôi một sự yên tâm lớn, rằng các trường Đại học top đầu này luôn đặt lợi ích của học sinh lên trên hết, và họ không chỉ đặt, mà còn làm việc rất tâm huyết để bảo đảm lợi ích đó một cách hiệu quả nhất. Và hiểu được điều đó rất quan trọng, vì du học Mỹ là cả một sự đầu tư khổng lồ về tài chính, tâm huyết, tình cảm và ước mơ của các bạn học sinh, cũng như gia đình các em.

Phần  II: 5 thay đổi xảy ra trong việc ứng tuyển dưới ảnh hưởng của Covid-19

THAY ĐỔI 1: QUY TRÌNH GIỮ NGUYÊN, TRỪ SAT

Qua khảo sát sơ bộ, các trường đại học Mỹ có vẻ sẽ không đưa ra bất cứ sự thay đổi gì liên quan đến phần cứng của quy trình xét tuyển đại học cho năm tới, bao gồm về hạn nộp, timeline ứng tuyển và nhận kết quả, hệ thống ứng tuyển và thành phần hồ sơ bắt buộc. Việc kỳ thi SAT bị hủy và có khả năng sẽ tổ chức online nếu như các trường không mở cửa trở lại vào kỳ mùa thu này đã thúc đẩy nhiều trường ĐH Mỹ, trong đó có những trường Đại học danh giá như Cornell University thuộc Ivy league, hay hệ thống trường California đã chuyển sang chính sách SAT-optional, ít nhất là cho kỳ tuyển sinh sắp tới, cộng thêm vào danh sách hơn 700 trường Đại học Mỹ là SAT-optional từ trước đó.

Tính cho đến thời điểm hiện tại, đây là bước đi rõ ràng nhất và được nhiều trường áp dụng nhất liên quan đến kỳ ứng tuyển đại học sắp tới vào tháng 11/2020. Và chúng ta sẽ quay trở lại để bàn về chiến lược chuẩn bị đối vs các bạn học sinh lớp 10, 11 vào phần 3 của chương trình.

THAY ĐỔI 2: HỖ TRỢ VỀ TÀI CHÍNH

Đối với câu hỏi Covid-19 sẽ thay đổi việc ứng tuyển vào Đại học Mỹ, hay từ phía của nhà trường, là việc tuyển sinh vào đại học, như thế nào. Có lẽ nỗi băn khoăn lớn nhất của cả 2 bên: học sinh – và nhà trường, thường xoay quanh một vấn đề lớn và tương đối nhạy cảm: TÀI CHÍNH.

Từ trước đến giờ, Du học Mỹ vốn được biết đến với học phí đắt đỏ so với mặt bằng chung các nước phát triển, nhưng cũng chính hệ thống Giáo dục Mỹ đã giới thiệu cho chúng ta khái niệm về Need-based Financial Aid, tức là Hỗ trợ tài chính theo nhu cầu thực tế của học sinh. Chính sách hỗ trợ tài chính này của các trường ĐH Mỹ, đặc biệt là khối trường Đại học Đại cương LAC, đã khiến cho Giấc mơ Mỹ của nhiều học sinh trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành hiện thực. Chắc các bạn học sinh và quý vị phụ huynh ở đây không còn xa lạ gì với những câu chuyện thành công của du học sinh các khóa trước, với những suất học bổng tiền tỷ từ các trường. Tổng chi phí du học Mỹ rơi vào khoảng 35-80 nghìn đô một năm, tương đương với 750 – 2 tỷ/ năm học. Trong những năm vừa qua hỗ trợ hs khắp các tỉnh thành cả nước ứng tuyển, GPA giúp học sinh Việt Nam đi du học ở mức trung bình khoảng 400tr-1 tỷ, với một số học viên xuất sắc đã dành được học bổng rất lớn và đi học ở mức chi phí dưới 200tr/năm.

Tuy nhiên, thực tế này sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta đã nghe nhiều chuyên gia, nhà khoa học nói về một “Thực tế mới” mà đại dịch Covid-19 đang mang đến. Là quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19, nền kinh tế của Mỹ đang đến gần với cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau giai đoạn Đại suy thoái những năm 1930. Đó là một thực tế. Trong bức tranh giáo dục Mỹ, ông Robert Zemsky, giáo sư của trường University of Pennsylvania, dự đoán sẽ có khoảng 200 trường đại học tư thục quy mô nhỏ có khả năng đóng cửa vĩnh viễn trước cú hích của đại dịch, sự thất thu về học phí, và chi phí tốn kém của việc xây dựng hệ thống học tập online. Cuộc cạnh tranh của những trường đại học còn lại để duy trì vị thế và tuyển sinh sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết.

Trong hơn 4300 trường Đại học của Mỹ, TOP 100 vẫn là điểm đến mơ ước của các học sinh và phụ huynh Việt Nam. Ngay lúc này, mục tiêu đó bức thiết hơn bao giờ hết, chúng ta cần biết chắc chắn tâm huyết chuẩn bị của mình là để dành cho các trường đại học lớn, có nguồn tài chính và tài trợ dồi dào để đảm bảo đứng vững trước khủng hoảng đại dịch, và ở vào vị trí có thể tiếp tục trao các suất học bổng & hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.

Tiếp theo là Một thay đổi khác liên quan đến các gói hỗ trợ tài chính trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Bộ Giáo dục Mỹ còn cho biết HS có bố mẹ bị ảnh hưởng thu nhập bởi Covid19 có thể xin điều chỉnh gói aid vì nhu cầu hỗ trợ tăng lên theo diễn biến thực tế. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế, đó là về mặt thủ tục, cơ chế hoạt động của Financial Aid cho phép điều này. Như về mặt thực tiễn, khả năng thực hiện phụ thuộc lớn vào việc trường có đủ funding để làm việc đó hay không. Để hiểu một cách đơn giản. Về mặt chính sách, 1 trường ĐH có thể cấp học bổng lên tới 100% học phí. Nhưng giới hạn tài chính của trường và nhu cầu cao của học sinh sẽ có thể dẫn đến việc chỉ có 1% hay 5% học sinh thành công xin được xuất học bổng đấy thôi. Điều này lại 1 lần nữa khẳng định nhu cầu bức thiết của việc lựa chọn những trường đại học lớn, có uy tín, và thực hiện việc chuẩn bị và nộp hồ sơ sớm vào mùa năm nay.

THAY ĐỔI 3: TỶ LỆ NHẬN TĂNG LÊN

Đại dịch Covid-19 bùng phát ngay trước thời điểm các trường Đại học đưa ra quyết định tuyển sinh cho học sinh ứng tuyển cho kỳ nhập học tháng 9 năm nay. Dự đoán trước được ảnh hưởng xấu của Đại dịch, hầu hết các trường, kể cả các trường trong khối IVY và TOP 20-30 đã gửi đi nhiều thư mời nhập học hơn so với những năm trước, biến mùa tuyển sinh năm nay thành cơ hội trúng tuyển vào các trường danh giá cao hơn bao giờ hết. Cả 8 trường trong khối IVY đều công bố tỷ lệ nhận năm nay tăng lên so với năm 2019, dù mức tăng chỉ ở vào dưới 1%, nhưng với những trường đại học tỷ lệ nhận là 4-5-6 học sinh trên 100 người ứng tuyển, thì con số đó cũng phản ánh một cơ hội đáng kể về tỷ lệ cạnh tranh. Những trường Đại học ngoài khối IVY những cũng thuộc đẳng cấp danh giá và là mục tiêu tham vọng của nhiều học sinh Việt Nam cũng công bố mức tăng của tỷ lệ nhận năm nay. VD có thể kể đến Trường USC, University of Southern California với tỷ lệ nhân tăng từ 11% lên 16%.

THAY ĐỔI 4: THU HÚT HỌC SINH BẰNG CÁCH

Bên ngoài việc gửi thư mời nhập học cho nhiều học sinh hơn thì các trường cũng đang sáng tạo ra những bước đi mới để thu hút học sinh được nhận đưa ra quyết định nhập học tại trường của mình.

  • Các danh sách waitlist của các trường năm nay nhiều hơn do đa phần các trường đều lo ngại về khả năng đạt chỉ tiêu tuyển sinh kỳ mùa thu sắp tới. Theo như một kết quả khảo sát 515 trường đại học Mỹ vào tháng 3 vừa rồi, có đến gần 90% các trường thể hiện sự quan ngại về khả năng đạt chỉ tiêu tuyển sinh của trường mình cho kỳ nhập học tháng 9 tới.
  • Rất nhiều trường Đại học cho phép học sinh hoãn hạn nộp tiền đặt cọc ngày 1/5 sang hạn mới là 1/6, và có trường thậm chí sẵn sàng trao đổi 1-1 với học sinh để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho từng gia đình
  • Theo thông tin của Wall Street Journal, Trường University of Pennsylvania thì cho phép học sinh lựa chọn lùi kỳ nhập học 1 năm
  • Trong khi trường Davidson College thì cho phép học sinh đi học và hoãn đóng học phí lên đến 1 năm,
  • Trường UCLA, vừa kết thúc chiến dịch gây quỹ với kết quả 5.49 tỷ đô la để đưa thêm vào các gói học bổng & hỗ trợ tài chính cho học sinh. Trường cũng kêu gọi học sinh chia sẻ với nhà trường nếu tình hình tài chính gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để xem lại gói học bổng. Động thái này của UCLA cũng như nhiều trường Đại học khác diễn ra vô cùng mạnh mẽ và táo bạo nhằm thuyết phục học sinh chọn nhập học trường của mình thay vì các trường khác.
  • Nguyên nhân là bởi vì vào tháng 9 năm ngoái, Hiệp hội tư vấn tuyển sinh đại học quốc gia của Mỹ đã xóa bỏ một điều khoản trong bản “Nguyên tắc Đạo đức” “Ethics Code” từ đó cho phép các trường được “chèo kéo” các học sinh đã xác định nhập học vào 1 trường khác bằng việc tăng thêm gói hỗ trợ tài chính và học bổng.

THAY ĐỔI 5: CẠNH TRANH GIẢM

Bên cạnh sự thay đổi trong cách tiếp cận tuyển sinh của các trường, các bạn học sinh cũng cần hiểu rõ mức độ cạnh tranh của những bạn cùng khóa với mình tại Mỹ và trên thế giới. Trong bối cảnh của nhiều sự bất an, không chỉ một bộ phận học sinh quốc tế sẽ không muốn hoặc không thể đến Mỹ để du học, bản thân học sinh bản địa cũng có nhiều người hy sinh các lựa chọn trường hàng đầu của mình và đăng ký vào trường công lập để tiết kiệm chi phí. 35% số học sinh bản địa được khảo sát cho biết ưu tiên số một để lựa chọn trường đi học bây giờ là gần nhà. Số liệu đó giúp chúng ta đi đến kết luận là xu hướng xét tuyển “nhẹ tay” hơn của các trường TOP, sự hào phóng hơn trong việc cấp học bổng, và sự sụt giảm ứng viên cho các trường này mang đến cho bạn học sinh lớp 10 & 11 của chúng ta một lợi thế chưa từng có để cạnh tranh xin học và xin học bổng ở nhóm trường TOP Mỹ. Nói một cách đơn giản, du học và xin học bổng Mỹ ở thời điểm 1-2 năm tới sẽ dễ hơn cho các bạn học sinh biết nắm bắt cơ hội.

Ngược lại, đối với các bạn học sinh chuẩn bị ứng tuyển, đặc biệt là các bạn học sinh có tiềm lực tài chính mạnh. Hơn bao giờ hết, mức khai tài chính cao, thậm chí đóng full cho trường mà không xin học bổng sẽ tăng thêm sức nặng lớn hơn rất nhiều cho hồ sơ của mình khi trường cần huy động tối đa bất cứ nguồn thu khả thi nào.

Phần III: Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào trong mùa Covid-19

Như đa số các em học sinh và quý vị phụ huynh đã biết, hồ sơ du học Mỹ bao gồm 2 nhóm thành tố. Thứ nhất là Học thuật, gồm điểm phẩy trung bình lớp, điểm thi IELTS/TOEFL, điểm thi SAT/ACT. Thứ 2 là Con người, gồm Bài luận, Hồ sơ ngoại khóa, Thư giới thiệu. Đối với các gia đình xin hỗ trợ tài chính thì hồ sơ tài chính cũng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng được nhận của học sinh.

Việc chuẩn bị cho hầu hết các thành phần hồ sơ này đều đang gặp cản trở bởi dịch bệnh, các trường đóng cửa và thay đổi nội dung học cũng như hình thức thi, đặc biệt là các trường quốc tế, các kỳ thi chuẩn hóa đều đang hủy, hoạt động ngoại khóa trực tiếp không thể diễn ra, và việc học từ xa càng khó cho chúng ta xây dựng quan hệ và gây ấn tượng mạnh với giáo viên để xin thư giới thiệu.

Bên cạnh những thành phần cứng đó thì Hành trình ứng tuyển hồ sơ Du học từ trước đến nay vẫn là một cuộc đua về sự cam kết với mục tiêu, động lực cá nhân, quản trị thời gian, và kỷ luật bản thân. Những phẩm chất này càng đóng vai trò quyết định hơn trong bối cảnh hiện nay. Sau khi lắng nghe những chia sẻ ở 2 phần trước của chương trình, các bạn học sinh nhận ra điều gì ạ? Có một thứ tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là chúng ta đang chứng kiến một sự linh hoạt ứng biến trong khủng hoảng của hệ thống giáo dục Mỹ. Đó là Adaptability, và nó là một phẩm chất quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay. Vậy thì, hệ thống đó, các trường đại học Mỹ, cũng sẽ kỳ vọng 1 điều tương tự từ các ứng viên, các sinh viên tương lai của mình: Khả năng thích ứng với biến đổi của ngoại cảnh. Nôm na theo cách nói của ông cha là “Thời thế tạo anh hùng”. Thời thế càng khó, các bạn học sinh càng có cơ hội thể hiện bản lĩnh của mình một cách sáng tạo.

  •  CHIÊM NGHIỆM VÀ VIẾT LUẬN

Tôi luôn khuyến khích các bạn học sinh tư duy sớm về các bài luận ứng tuyển đại học. Và trong giai đoạn này thì nó càng hợp lý hơn, vì đó là thành phần mà các em có thể làm chủ tốt nhất. Không có kỳ thi bị hủy nào hay việc lockdown có thể cản trở các em ngồi xuống, chiêm nghiệm về bản thân, ôn lại những trải nghiệm quá khứ, tìm ra câu chuyện độc đáo của riêng mình và luyện tập sao cho thể hiện nó một cách chân thực, sống động nhất qua các bài luận. Có một điều nhiều PH và HS lầm tưởng là chỉ cần tiếng Anh giỏi, và/hoặc học văn tốt là có thể viết ra một bài luận ứng tuyển đại học Mỹ hay. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Vì viết ra được 1 bài luận chân thực, độc đáo và có dấu ấn đòi hỏi một nhận thức sâu sắc về bản thân mình, mà qua tiếp xúc với cả hs cấp 2 và 3 của VN trong 5 năm nay tôi thấy các em thường thiếu. Mình là ai, và mình có thể kể câu chuyện gì trong 650 từ để thể hiện điều đó, là một câu hỏi lớn cần được tiếp cận trả lời qua 1 quá trình dài với phương pháp phù hợp cho từng bạn học sinh.

Tôi có cậu học sinh biết rất rõ các câu chuyện đời mình, nhưng ko gọi tên được nó thể hiện giá trị sống gì ở em. Có một bạn học sinh khác đã xác định thương hiệu cá nhân mình là ai, nhưng lại vật lộn để thể hiện nó qua văn phong và hình thành chi tiết truyện. Cũng có 1 bạn học sinh nữa thì vô cùng nhiều ý tưởng để triển khai, nhưng lại có 1 hạn chế cố hữu là bản thân em chưa biết yêu thương và trân trọng bản thân mình. Giai đoạn dịch bệnh vừa rồi cũng cho các bạn một khoảng không gian và thời gian dành cho bản thân mình hơn, và suy nghĩ về những điều cốt lõi đấy trước khi bắt tay vào xây dựng một bài viết hoàn chỉnh. Tất cả học sinh lớp 11 của GPA đều đã thực hiện việc chiêm nghiệm bản thân và thực hành viết luận chính, luận phụ trong những tháng vừa qua, đặc biệt là sau tết khi các trường phải đóng cửa. Điều này sẽ mang đến cho các em một lợi thế lớn so với các bạn hối hả bước vào giai đoạn làm hồ sơ chỉ trước hạn nộp 1 vài tháng. Hãy cứ tưởng tượng mà xem, trải qua giai đoạn tắc ý, bí luận ngay từ bây giờ, hay là trải qua nó khi chỉ còn 1-2 tháng nữa là phải nộp hồ sơ cho cả chục trường, chắc chắn các bạn sẽ muốn lựa chọn phương án đầu tiên hơn đúng không?

  • CHỌN TRƯỜNG

Khi các trường Đại học không thể tổ chức campus visit để học sinh đến thăm trường, trải nghiệm trường trực tiếp, thì nguồn lực của trường chuyển sang đầu tư vào phát triển website, dựng VIRTUAL TOUR để học sinh có thể tìm hiểu về trường từ xa. Điều này thực tế lại rất có lợi cho chúng ta, vốn từ đầu không thể bay sang Mỹ thăm trường để lựa chọn trường A hay B cho mình. Các biến động của dịch bệnh Covid và thay đổi trong việc tuyển sinh như nhắc đến ở trên cũng hối thúc các bạn học sinh sớm bắt đầu nghiên cứu để lên danh sách trường phù hợp với bản thân mình. Đa phần học sinh của GPA bắt đầu tư vấn từ đầu lớp 11 hoặc sớm hơn đã xác định được nhóm trường mơ ước, việc này cũng cho các em những động lực lớn hơn để chuẩn bị hồ sơ.

  • THI SAT

Đối với thành phần điểm SAT, các bạn học sinh có ba lựa chọn như sau:

Chiến thuật Truyền thống: Tiếp tục chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thành phần, thi SAT theo lịch và cách thức thi sẽ được ấn định sau này.

Đây sẽ là cách thức giống nhất với tinh thần các bạn đã xác định từ đầu về danh sách công việc phải làm để chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, “luật chơi” đã thay đổi khi toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này, chúng ta cũng chưa biết được lịch quay trở lại trường học của mình, cách thức và thời điểm chúng ta có thể hoàn tất niên học 2019-2020 này. Vì vậy, nếu công việc làm hồ sơ vẫn giữ nguyên “khối lượng”, các em học sinh sẽ cần làm việc với một sự tập trung tối đa, khả năng quản trị thời gian hiệu quả, và kỷ luật cá nhân thép để có thể cân đối tất cả các trách nhiệm của mình và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bộ hồ sơ ứng tuyển.

Chiến thuật Cơ hội: Tận dụng xu hướng tuyển sinh không-cần-SAT của các trường vào kỳ hồ sơ năm nay (2020-2021).

Đây là lựa chọn dành cho những bạn học sinh muốn kiểm soát tối đa khả năng thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển đại học của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công việc của em sẽ giảm thiểu đi khi không cần phải học và thi SAT. Nên nhớ, các em sẽ vẫn phải cạnh tranh với các học sinh khác đã có điểm thi SAT cao từ trước hoặc sẽ thi lấy điểm cao vào đợt thi cuối năm nay. Vì vậy, học sinh lựa chọn chiến thuật này sẽ cần đầu tư thời gian và sức lực đáng kể để làm nổi bật các thành phần hồ sơ khác của mình lên (Bảng điểm GPA, giải thưởng học thuật, thành tích ngoại khóa, bài luận chính). Khi lựa chọn chiến thuật này, em phải biết rất rõ điểm mạnh của mình là gì và cách thức thông minh nhất để thể hiện nó qua các thành phần hồ sơ còn lại.

Chiến thuật Nước đôi: Tập trung tối đa vào cách thành phần khác với mục tiêu kết thúc việc chuẩn bị càng sớm càng tốt, và thi SAT vào cuối năm nếu có thể.

Đây là cách đánh theo kiểu “làm tốt nhất trong khả năng hiện tại” và “làm đến đâu hay đến đó”. Chiến thuật này cho học sinh một lựa chọn mở với việc có hoặc không thi SAT vào thời điểm mùa thu sắp tới. Với rất nhiều thứ còn đang là ẩn số khó có thể nắm bắt, học sinh có thể tập trung toàn bộ năng lượng, chất xám và thời gian của mình cho những công việc có thể làm Ngày Hôm Nay. Chiến thuật này tận dụng được ưu điểm của Chiến thuật Cơ hội, và cũng vẫn mở ra một khả năng có thể thi SAT phút chót vào cuối giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, nó cũng mang lại rủi ro khi bạn quyết định từ đầu sẽ đầu tư tối thiểu vào việc ôn tập thi SAT, vốn là một thành tố có sức nặng trong cuộc cạnh tranh vào trường TOP và xin học bổng cao. Một điều nữa cần lưu ý cho các bạn học sinh lựa chọn chiến thuật này là tuyệt đối đừng để rơi vào trạng thái “trì hoãn” và hãy thật sự khách quan mỗi cuối ngày khi tự hỏi “Tôi đã làm tốt nhất có thể hôm nay chưa?”.

  • Hoạt Động Ngoại Khoá: 

Phần định hướng tiếp theo của GPA dành cho các bạn học sinh sẽ ứng tuyển đại học năm nay và cả năm sau nữa. HĐNK bây giờ là một khó khăn chung cho tất cả học sinh, nhưng đối diện nó như thế nào lại là câu chuyện về nỗ lựa riêng của mỗi người. Chính trong những lúc ngoại cảnh ngặt nghèo mà những nỗ lực vượt khó lại càng được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Nhìn chung các trường ĐH Mỹ xét tuyển đều quan tâm đến việc HS đã nỗ lực, đã thành công như thế nào trong bối cảnh sống của mình. Điều đó luôn đúng. 2 học sinh cùng đạt điểm SAT 1500, một bạn tài chính khá ở HN và có điều kiện học lớp, so với 1 học sinh ở tỉnh không có các trung tâm luyện thi, thì bạn ở tỉnh sẽ được đánh giá cao về nỗ lực đạt kết quả SAT hơn. 2 bạn học sinh cùng là lãnh đạo dự án cộng đồng, thì HS ở trường chuyên có truyền thống năng động sẽ được đánh giá về tính cạnh tranh cao để vượt qua các bạn khác thành lãnh đạo, trong khi HS ở trường không chuyên, ít hoạt động sẽ được đánh giá cao về khả năng tiên phong, khởi xướng ra cái mới.  Đó là 1 đặc điểm thú vị và nhân văn trong quá trình xét tuyển của ĐH Mỹ, và những thời điểm như thế này là lúc chúng ta nắm vững và tận dụng tối đa đặc điểm đó.

Chúng ta cần Chấp nhận 1 thực tế là nhiều chương trình chúng ta đã chờ đợi, háo hức, chuẩn bị đã bị hủy. Và mục tiêu bây giờ là làm sao để ứng biến vs tình huống thay đổi, tận dụng nguồn lực của bản thân mình để kiến tạo cơ hội mới, hoặc nhanh chóng tìm kiếm cơ hội khác trong một “Thực tế mới”, vì đó chính là thứ các đại diện tuyển sinh kỳ vọng khi nhìn vào hồ sơ ứng tuyển năm tới của lứa thí sinh năm 2003.

Và thực tế chứng minh điều đó không khó như các em tưởng tượng. Không phải thành phố lockdown là em chịu chết không thể ngoại khóa. Tất cả các hs lớp 11 của GPA đều đang bận tối mặt với các dự án của mình. Bạn theo đuổi nghệ thuật thì đang làm blog cá nhân để review về văn hóa, bạn thì lên kế hoạch cho triển lãm tranh của mình. Các bạn theo đuổi ngành STEM thì lập dự án xây dựng website cho trường của mình, lập trình một game đơn giản, các bạn ngành xã hội thì chuyển các nội dung truyền thông tăng cường nhận thức cộng đồng lên thực hiện online, và bạn học sinh nào cũng có thể sắp xếp thời gian để tham gia các khóa học trên các nền tảng học trực tuyến, như Tài chính, Marketing, Đồ họa, Robotic hay Computer Science.

Cùng tham gia chia sẻ trong tọa đàm ngày hôm nay là bạn Nguyễn Hà Khánh Nam, học sinh lớp 11 trường Hanoi Academy, đã tham gia chương trình tư vấn của GPA từ hơn 1 năm nay. Bạn sẽ có một chia sẻ ngắn về sự chuẩn bị của mình trong 2 tháng bị ảnh hưởng dịch bệnh vừa qua.

Nam là một học sinh vô cùng quyết tâm và kỷ luật. Em luôn gây ấn tượng tốt và cảm giác yên tâm cho các anh chị Tư vấn ở GPA về Tinh thần chiến đấu của em.

Nếu hồ sơ ngoại khoá của em trong 2-3 năm trở lại đây đã thể hiện được tố chất lãnh đạo mạnh mẽ, thì giờ đây em cần phải thể hiện được sự ứng biến, động lực vững vàng, bền bỉ và vượt khó của mình. Thay vì bỏ cuộc với 1 lý do là các dự án của em đều bị ảnh hưởng và ko làm gì được, nó sẽ khiến cho 3 năm thành công trong vị trí lãnh đạo của em kém phần thuyết phục đi rất nhiều. Điều tương tự đối với các phẩm chất tốt khác em đã dày công gây dựng và chứng minh trong những năm vừa qua. Đừng để việc lockdown hay dịch bệnh khiến cho việc theo đuổi đam mê của mình bị dừng lại. Bất kể kế hoạch cũ của em là gì, hãy tiếp tục làm việc online, trao đổi từ xa với đội nhóm, xây đắp kế hoạch trên giấy của mình, gắn kết thành viên, hay làm việc một mình để giúp bản thân thêm hoàn thiện. Hãy sáng tạo và nghĩ khác đi, và quan trọng nhất, đừng dừng lại.

Với các chia sẻ của đại diện tuyển sinh và 5 lời khuyên của GPA về Tính thích ứng, Bài luận, Chọn trường, Thi SAT và Hoạt động ngoại khóa, hy vọng các em học sinh có được ý tưởng và một chút cảm hứng để tham gia vào việc chuẩn bị hồ sơ của mình. Chắc chắn, nói luôn luôn dễ hơn làm. Nhưng mình phải nghĩ trước, nói trước, rồi từ đấy mới làm được. Và mục đích của Leo ngày hôm nay ở đây chia sẻ cùng vs các bạn là để giúp cho các em bước thêm được 1 bước trong suy nghĩ trước đã. Nếu em vẫn cần thêm định hướng để có thể hành động, các em luôn chào đón để cùng đồng hành với các bạn học sinh lớp 8-12 của GPA.

Bên cạnh đó, các bạn học sinh và gia đình cũng hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc lùi kỳ nhập học hay kỳ ứng tuyển đại học để chờ đợi dịch bệnh hoàn toàn qua đi. Nó sẽ giúp cho các em khỏi cảm thấy mệt mỏi vì sự chờ đợi và bị động trong diễn biến của dịch bệnh và thay đổi liên tục của các tổ chức giáo dục, trường học. Nhưng điều đấy cũng đồng nghĩa với việc cần lập được một mục tiêu cá nhân tham vọng và lên kế hoạch thông minh để tận dụng hiệu quả khoảng thời gian gap-year 6 tháng đến 1 năm này.

Các bạn học sinh cũng hoàn toàn có thể mở rộng lựa chọn du học của mình sang các nước khác như Canada, Úc, New Zealand. Việc lên kế hoạch ứng tuyển nhiều nước sẽ cho gia đình mình nhiều đường tiến, đường lùi và thời gian để chờ đợi dịch bệnh Covid-19 qua đi. Để hỗ trợ tốt hơn cho các bạn học sinh, GPA đã đưa vào chương trình tư vấn 4-trong-1 để lên lộ trình chuẩn bị và hỗ trợ học sinh ứng tuyển đồng thời 4 quốc gia là Mỹ, Canada, Úc và New Zealand cho các em học sinh sẽ đi học vào mùa thu 2021.

Vào ngày 13/3, tôi thức dậy bởi một tin nhắn lúc 4h sáng của một bạn học sinh năm nhất của tôi, đang theo học tại trường Earlham College. Em nói là trường mới gửi thông báo chuyển toàn bộ chương trình học sau kỳ nghỉ xuân giữa tháng 3 lên học online, và học sinh cần phải rời khỏi campus trước ngày 16/3. Ngay lập tức, chúng tôi phải đặt vé máy bay để em bay về nước, thay vì ở lại nhà 1 người thân ở Mỹ vì trước đó đã có nhiều thông tin về các chuyến bay bị hủy và biên giới đóng cửa. Liên tục trong những ngày tháng 3 đó đến nay, có rất nhiều các thông tin xấu về kỳ thi SAT tháng 5, 6 bị hủy, Dịch bệnh phát triển căng thẳng  tại Mỹ và trên thế giới khiến nhiều người nhiễm bệnh và tử vong, biên giới các nước đóng cửa, các kỳ thi của các trường quốc tế tại Việt Nam bị hủy, bản thân Việt Nam vừa trải qua nhiều tuần đóng cửa khiến mọi sinh hoạt bị đảo lộn, vào theo đó là sự đảo lộn trong quá trình học tập, sinh hoạt và chuẩn bị hồ sơ du học của các bạn học sinh có mong muốn đi du học Mỹ.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua 3 câu hỏi lớn về Du học Mỹ thời Covid-19. Thứ nhất: Các trường Đại học Mỹ đang ứng biến như thế nào đối với dịch bệnh này. Thứ 2, những thay đổi có thể diễn ra trong kỳ ứng tuyển 2020-2021 sắp tới. Và cuối cùng, cũng là phần thực tiễn nhất dành cho các bạn học sinh, chúng ta cần phải chuẩn bị như thế nào cho mùa ứng tuyển với những biến động như hiện nay.

Phần I: Đại học Mỹ ứng phó dịch bệnh Covid-19  

Theo dõi một số lượng lớn các bạn học sinh nhanh chóng về nước hoặc lựa chọn ở lại Mỹ trong mùa dịch này, chúng ta có thể tự tin nói rằng các trường Đại học hàng đầu Mỹ đều đã và đang phản ứng rất nhanh với những diễn biến của đại dịch. Và điều đó cũng một phần nhờ các trường của Mỹ có hiệp hội IHE (Institutions of higher education) phối hợp chặt chẽ với các bộ y tế để đưa ra các định hướng thống nhất, kịp thời và rõ ràng cho các trường. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh tại Mỹ đã chia sẻ Guideline hướng dẫn về việc Lên kế hoạch, Chuẩn bị và Ứng phó với Dịch bệnh Covid 19, trong đó liệt kê ra các tình huống khi các trường chưa có, mới có, và đã có nhiều ca lây nhiễm cộng động, với những chỉ dẫn rõ ràng trường cần phải làm gì để đào tạo đội ngũ nhân viên và giảng viên cùng nhà trường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho học sinh về các vấn đề Học tập, Nghiên cứu, nhà ở, và Ăn uống. Tùy vào sự cho phép về cơ sở vật chất và diễn biến dịch tại địa phương của từng trường mà sinh viên có được các sự lựa chọn như ở lại ký túc xá, hỗ trợ tìm nhà ở bên ngoài hay buộc phải về nước. Nhưng hầu hết các trường đều có những thông báo rất kịp thời, rõ ràng và dứt khoát. Nếu như cậu học sinh của tôi ở Earlham college không bị buộc phải rời khỏi ký túc xá trong vòng 3 ngày mà là 1 vài tuần thì chắc chắn cậu ta sau đó có muốn về Việt Nam cũng sẽ bị kẹt lại ở Mỹ do việc đóng cửa biên giới, hủy chuyến bay, hoặc là về với một rủi ro cao hơn khi đi máy bay. Một bạn học sinh khác của tôi theo học năm cuối tại Bryn Mawr thì đã nộp đơn xin trường ưu tiên xét riêng cho việc ở lại ký túc xá do em đã nhận được công việc tại Microsoft và sẽ đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

GPA vẫn giữ trao đổi thường xuyên với các đại diện tuyển sinh Mỹ và tôi chưa bao giờ thấy họ bận như vậy. Tương tự đối với giáo sư, giảng viên của các trường. Việc đột ngột chuyển toàn bộ việc học lên trực tuyến buộc họ phải nghiên cứu về phương pháp và nội dung giảng dạy trong một vài tuần qua bằng 8 năm trước đó cộng lại (theo như chia sẻ của một giáo sư trường New York University).

Vậy tất cả những thông tin trên có ý nghĩa như thế nào đối với các bạn học sinh chuẩn bị ứng tuyển du học Mỹ. Cuộc khủng hoảng Covid-19 là một bài test khốc liệt đối với hệ thống giáo dục Mỹ vốn được coi là tốt nhất trên thế giới, thu hút những học sinh sinh viên top đầu của các nước, và là giấc mơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tìm hiểu case study này và trao đổi trực tiếp với các trường mang lại cho tôi một sự yên tâm lớn, rằng các trường Đại học top đầu này luôn đặt lợi ích của học sinh lên trên hết, và họ không chỉ đặt, mà còn làm việc rất tâm huyết để bảo đảm lợi ích đó một cách hiệu quả nhất. Và hiểu được điều đó rất quan trọng, vì du học Mỹ là cả một sự đầu tư khổng lồ về tài chính, tâm huyết, tình cảm và ước mơ của các bạn học sinh, cũng như gia đình các em.

Phần  II: 5 thay đổi xảy ra trong việc ứng tuyển dưới ảnh hưởng của Covid-19

THAY ĐỔI 1: QUY TRÌNH GIỮ NGUYÊN, TRỪ SAT

Qua khảo sát sơ bộ, các trường đại học Mỹ có vẻ sẽ không đưa ra bất cứ sự thay đổi gì liên quan đến phần cứng của quy trình xét tuyển đại học cho năm tới, bao gồm về hạn nộp, timeline ứng tuyển và nhận kết quả, hệ thống ứng tuyển và thành phần hồ sơ bắt buộc. Việc kỳ thi SAT bị hủy và có khả năng sẽ tổ chức online nếu như các trường không mở cửa trở lại vào kỳ mùa thu này đã thúc đẩy nhiều trường ĐH Mỹ, trong đó có những trường Đại học danh giá như Cornell University thuộc Ivy league, hay hệ thống trường California đã chuyển sang chính sách SAT-optional, ít nhất là cho kỳ tuyển sinh sắp tới, cộng thêm vào danh sách hơn 700 trường Đại học Mỹ là SAT-optional từ trước đó.

Tính cho đến thời điểm hiện tại, đây là bước đi rõ ràng nhất và được nhiều trường áp dụng nhất liên quan đến kỳ ứng tuyển đại học sắp tới vào tháng 11/2020. Và chúng ta sẽ quay trở lại để bàn về chiến lược chuẩn bị đối vs các bạn học sinh lớp 10, 11 vào phần 3 của chương trình.

THAY ĐỔI 2: HỖ TRỢ VỀ TÀI CHÍNH

Đối với câu hỏi Covid-19 sẽ thay đổi việc ứng tuyển vào Đại học Mỹ, hay từ phía của nhà trường, là việc tuyển sinh vào đại học, như thế nào. Có lẽ nỗi băn khoăn lớn nhất của cả 2 bên: học sinh – và nhà trường, thường xoay quanh một vấn đề lớn và tương đối nhạy cảm: TÀI CHÍNH.

Từ trước đến giờ, Du học Mỹ vốn được biết đến với học phí đắt đỏ so với mặt bằng chung các nước phát triển, nhưng cũng chính hệ thống Giáo dục Mỹ đã giới thiệu cho chúng ta khái niệm về Need-based Financial Aid, tức là Hỗ trợ tài chính theo nhu cầu thực tế của học sinh. Chính sách hỗ trợ tài chính này của các trường ĐH Mỹ, đặc biệt là khối trường Đại học Đại cương LAC, đã khiến cho Giấc mơ Mỹ của nhiều học sinh trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành hiện thực. Chắc các bạn học sinh và quý vị phụ huynh ở đây không còn xa lạ gì với những câu chuyện thành công của du học sinh các khóa trước, với những suất học bổng tiền tỷ từ các trường. Tổng chi phí du học Mỹ rơi vào khoảng 35-80 nghìn đô một năm, tương đương với 750 – 2 tỷ/ năm học. Trong những năm vừa qua hỗ trợ hs khắp các tỉnh thành cả nước ứng tuyển, GPA giúp học sinh Việt Nam đi du học ở mức trung bình khoảng 400tr-1 tỷ, với một số học viên xuất sắc đã dành được học bổng rất lớn và đi học ở mức chi phí dưới 200tr/năm.

Tuy nhiên, thực tế này sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta đã nghe nhiều chuyên gia, nhà khoa học nói về một “Thực tế mới” mà đại dịch Covid-19 đang mang đến. Là quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19, nền kinh tế của Mỹ đang đến gần với cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau giai đoạn Đại suy thoái những năm 1930. Đó là một thực tế. Trong bức tranh giáo dục Mỹ, ông Robert Zemsky, giáo sư của trường University of Pennsylvania, dự đoán sẽ có khoảng 200 trường đại học tư thục quy mô nhỏ có khả năng đóng cửa vĩnh viễn trước cú hích của đại dịch, sự thất thu về học phí, và chi phí tốn kém của việc xây dựng hệ thống học tập online. Cuộc cạnh tranh của những trường đại học còn lại để duy trì vị thế và tuyển sinh sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết.

Trong hơn 4300 trường Đại học của Mỹ, TOP 100 vẫn là điểm đến mơ ước của các học sinh và phụ huynh Việt Nam. Ngay lúc này, mục tiêu đó bức thiết hơn bao giờ hết, chúng ta cần biết chắc chắn tâm huyết chuẩn bị của mình là để dành cho các trường đại học lớn, có nguồn tài chính và tài trợ dồi dào để đảm bảo đứng vững trước khủng hoảng đại dịch, và ở vào vị trí có thể tiếp tục trao các suất học bổng & hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.

Tiếp theo là Một thay đổi khác liên quan đến các gói hỗ trợ tài chính trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Bộ Giáo dục Mỹ còn cho biết HS có bố mẹ bị ảnh hưởng thu nhập bởi Covid19 có thể xin điều chỉnh gói aid vì nhu cầu hỗ trợ tăng lên theo diễn biến thực tế. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế, đó là về mặt thủ tục, cơ chế hoạt động của Financial Aid cho phép điều này. Như về mặt thực tiễn, khả năng thực hiện phụ thuộc lớn vào việc trường có đủ funding để làm việc đó hay không. Để hiểu một cách đơn giản. Về mặt chính sách, 1 trường ĐH có thể cấp học bổng lên tới 100% học phí. Nhưng giới hạn tài chính của trường và nhu cầu cao của học sinh sẽ có thể dẫn đến việc chỉ có 1% hay 5% học sinh thành công xin được xuất học bổng đấy thôi. Điều này lại 1 lần nữa khẳng định nhu cầu bức thiết của việc lựa chọn những trường đại học lớn, có uy tín, và thực hiện việc chuẩn bị và nộp hồ sơ sớm vào mùa năm nay.

THAY ĐỔI 3: TỶ LỆ NHẬN TĂNG LÊN

Đại dịch Covid-19 bùng phát ngay trước thời điểm các trường Đại học đưa ra quyết định tuyển sinh cho học sinh ứng tuyển cho kỳ nhập học tháng 9 năm nay. Dự đoán trước được ảnh hưởng xấu của Đại dịch, hầu hết các trường, kể cả các trường trong khối IVY và TOP 20-30 đã gửi đi nhiều thư mời nhập học hơn so với những năm trước, biến mùa tuyển sinh năm nay thành cơ hội trúng tuyển vào các trường danh giá cao hơn bao giờ hết. Cả 8 trường trong khối IVY đều công bố tỷ lệ nhận năm nay tăng lên so với năm 2019, dù mức tăng chỉ ở vào dưới 1%, nhưng với những trường đại học tỷ lệ nhận là 4-5-6 học sinh trên 100 người ứng tuyển, thì con số đó cũng phản ánh một cơ hội đáng kể về tỷ lệ cạnh tranh. Những trường Đại học ngoài khối IVY những cũng thuộc đẳng cấp danh giá và là mục tiêu tham vọng của nhiều học sinh Việt Nam cũng công bố mức tăng của tỷ lệ nhận năm nay. VD có thể kể đến Trường USC, University of Southern California với tỷ lệ nhân tăng từ 11% lên 16%.

THAY ĐỔI 4: THU HÚT HỌC SINH BẰNG CÁCH

Bên ngoài việc gửi thư mời nhập học cho nhiều học sinh hơn thì các trường cũng đang sáng tạo ra những bước đi mới để thu hút học sinh được nhận đưa ra quyết định nhập học tại trường của mình.

  • Các danh sách waitlist của các trường năm nay nhiều hơn do đa phần các trường đều lo ngại về khả năng đạt chỉ tiêu tuyển sinh kỳ mùa thu sắp tới. Theo như một kết quả khảo sát 515 trường đại học Mỹ vào tháng 3 vừa rồi, có đến gần 90% các trường thể hiện sự quan ngại về khả năng đạt chỉ tiêu tuyển sinh của trường mình cho kỳ nhập học tháng 9 tới.
  • Rất nhiều trường Đại học cho phép học sinh hoãn hạn nộp tiền đặt cọc ngày 1/5 sang hạn mới là 1/6, và có trường thậm chí sẵn sàng trao đổi 1-1 với học sinh để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho từng gia đình
  • Theo thông tin của Wall Street Journal, Trường University of Pennsylvania thì cho phép học sinh lựa chọn lùi kỳ nhập học 1 năm
  • Trong khi trường Davidson College thì cho phép học sinh đi học và hoãn đóng học phí lên đến 1 năm,
  • Trường UCLA, vừa kết thúc chiến dịch gây quỹ với kết quả 5.49 tỷ đô la để đưa thêm vào các gói học bổng & hỗ trợ tài chính cho học sinh. Trường cũng kêu gọi học sinh chia sẻ với nhà trường nếu tình hình tài chính gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để xem lại gói học bổng. Động thái này của UCLA cũng như nhiều trường Đại học khác diễn ra vô cùng mạnh mẽ và táo bạo nhằm thuyết phục học sinh chọn nhập học trường của mình thay vì các trường khác.
  • Nguyên nhân là bởi vì vào tháng 9 năm ngoái, Hiệp hội tư vấn tuyển sinh đại học quốc gia của Mỹ đã xóa bỏ một điều khoản trong bản “Nguyên tắc Đạo đức” “Ethics Code” từ đó cho phép các trường được “chèo kéo” các học sinh đã xác định nhập học vào 1 trường khác bằng việc tăng thêm gói hỗ trợ tài chính và học bổng.

THAY ĐỔI 5: CẠNH TRANH GIẢM

Bên cạnh sự thay đổi trong cách tiếp cận tuyển sinh của các trường, các bạn học sinh cũng cần hiểu rõ mức độ cạnh tranh của những bạn cùng khóa với mình tại Mỹ và trên thế giới. Trong bối cảnh của nhiều sự bất an, không chỉ một bộ phận học sinh quốc tế sẽ không muốn hoặc không thể đến Mỹ để du học, bản thân học sinh bản địa cũng có nhiều người hy sinh các lựa chọn trường hàng đầu của mình và đăng ký vào trường công lập để tiết kiệm chi phí. 35% số học sinh bản địa được khảo sát cho biết ưu tiên số một để lựa chọn trường đi học bây giờ là gần nhà. Số liệu đó giúp chúng ta đi đến kết luận là xu hướng xét tuyển “nhẹ tay” hơn của các trường TOP, sự hào phóng hơn trong việc cấp học bổng, và sự sụt giảm ứng viên cho các trường này mang đến cho bạn học sinh lớp 10 & 11 của chúng ta một lợi thế chưa từng có để cạnh tranh xin học và xin học bổng ở nhóm trường TOP Mỹ. Nói một cách đơn giản, du học và xin học bổng Mỹ ở thời điểm 1-2 năm tới sẽ dễ hơn cho các bạn học sinh biết nắm bắt cơ hội.

Ngược lại, đối với các bạn học sinh chuẩn bị ứng tuyển, đặc biệt là các bạn học sinh có tiềm lực tài chính mạnh. Hơn bao giờ hết, mức khai tài chính cao, thậm chí đóng full cho trường mà không xin học bổng sẽ tăng thêm sức nặng lớn hơn rất nhiều cho hồ sơ của mình khi trường cần huy động tối đa bất cứ nguồn thu khả thi nào.

Phần III: Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào trong mùa Covid-19

Như đa số các em học sinh và quý vị phụ huynh đã biết, hồ sơ du học Mỹ bao gồm 2 nhóm thành tố. Thứ nhất là Học thuật, gồm điểm phẩy trung bình lớp, điểm thi IELTS/TOEFL, điểm thi SAT/ACT. Thứ 2 là Con người, gồm Bài luận, Hồ sơ ngoại khóa, Thư giới thiệu. Đối với các gia đình xin hỗ trợ tài chính thì hồ sơ tài chính cũng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng được nhận của học sinh.

Việc chuẩn bị cho hầu hết các thành phần hồ sơ này đều đang gặp cản trở bởi dịch bệnh, các trường đóng cửa và thay đổi nội dung học cũng như hình thức thi, đặc biệt là các trường quốc tế, các kỳ thi chuẩn hóa đều đang hủy, hoạt động ngoại khóa trực tiếp không thể diễn ra, và việc học từ xa càng khó cho chúng ta xây dựng quan hệ và gây ấn tượng mạnh với giáo viên để xin thư giới thiệu.

Bên cạnh những thành phần cứng đó thì Hành trình ứng tuyển hồ sơ Du học từ trước đến nay vẫn là một cuộc đua về sự cam kết với mục tiêu, động lực cá nhân, quản trị thời gian, và kỷ luật bản thân. Những phẩm chất này càng đóng vai trò quyết định hơn trong bối cảnh hiện nay. Sau khi lắng nghe những chia sẻ ở 2 phần trước của chương trình, các bạn học sinh nhận ra điều gì ạ? Có một thứ tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là chúng ta đang chứng kiến một sự linh hoạt ứng biến trong khủng hoảng của hệ thống giáo dục Mỹ. Đó là Adaptability, và nó là một phẩm chất quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay. Vậy thì, hệ thống đó, các trường đại học Mỹ, cũng sẽ kỳ vọng 1 điều tương tự từ các ứng viên, các sinh viên tương lai của mình: Khả năng thích ứng với biến đổi của ngoại cảnh. Nôm na theo cách nói của ông cha là “Thời thế tạo anh hùng”. Thời thế càng khó, các bạn học sinh càng có cơ hội thể hiện bản lĩnh của mình một cách sáng tạo.

  •  CHIÊM NGHIỆM VÀ VIẾT LUẬN

Tôi luôn khuyến khích các bạn học sinh tư duy sớm về các bài luận ứng tuyển đại học. Và trong giai đoạn này thì nó càng hợp lý hơn, vì đó là thành phần mà các em có thể làm chủ tốt nhất. Không có kỳ thi bị hủy nào hay việc lockdown có thể cản trở các em ngồi xuống, chiêm nghiệm về bản thân, ôn lại những trải nghiệm quá khứ, tìm ra câu chuyện độc đáo của riêng mình và luyện tập sao cho thể hiện nó một cách chân thực, sống động nhất qua các bài luận. Có một điều nhiều PH và HS lầm tưởng là chỉ cần tiếng Anh giỏi, và/hoặc học văn tốt là có thể viết ra một bài luận ứng tuyển đại học Mỹ hay. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Vì viết ra được 1 bài luận chân thực, độc đáo và có dấu ấn đòi hỏi một nhận thức sâu sắc về bản thân mình, mà qua tiếp xúc với cả hs cấp 2 và 3 của VN trong 5 năm nay tôi thấy các em thường thiếu. Mình là ai, và mình có thể kể câu chuyện gì trong 650 từ để thể hiện điều đó, là một câu hỏi lớn cần được tiếp cận trả lời qua 1 quá trình dài với phương pháp phù hợp cho từng bạn học sinh.

Tôi có cậu học sinh biết rất rõ các câu chuyện đời mình, nhưng ko gọi tên được nó thể hiện giá trị sống gì ở em. Có một bạn học sinh khác đã xác định thương hiệu cá nhân mình là ai, nhưng lại vật lộn để thể hiện nó qua văn phong và hình thành chi tiết truyện. Cũng có 1 bạn học sinh nữa thì vô cùng nhiều ý tưởng để triển khai, nhưng lại có 1 hạn chế cố hữu là bản thân em chưa biết yêu thương và trân trọng bản thân mình. Giai đoạn dịch bệnh vừa rồi cũng cho các bạn một khoảng không gian và thời gian dành cho bản thân mình hơn, và suy nghĩ về những điều cốt lõi đấy trước khi bắt tay vào xây dựng một bài viết hoàn chỉnh. Tất cả học sinh lớp 11 của GPA đều đã thực hiện việc chiêm nghiệm bản thân và thực hành viết luận chính, luận phụ trong những tháng vừa qua, đặc biệt là sau tết khi các trường phải đóng cửa. Điều này sẽ mang đến cho các em một lợi thế lớn so với các bạn hối hả bước vào giai đoạn làm hồ sơ chỉ trước hạn nộp 1 vài tháng. Hãy cứ tưởng tượng mà xem, trải qua giai đoạn tắc ý, bí luận ngay từ bây giờ, hay là trải qua nó khi chỉ còn 1-2 tháng nữa là phải nộp hồ sơ cho cả chục trường, chắc chắn các bạn sẽ muốn lựa chọn phương án đầu tiên hơn đúng không?

  • CHỌN TRƯỜNG

Khi các trường Đại học không thể tổ chức campus visit để học sinh đến thăm trường, trải nghiệm trường trực tiếp, thì nguồn lực của trường chuyển sang đầu tư vào phát triển website, dựng VIRTUAL TOUR để học sinh có thể tìm hiểu về trường từ xa. Điều này thực tế lại rất có lợi cho chúng ta, vốn từ đầu không thể bay sang Mỹ thăm trường để lựa chọn trường A hay B cho mình. Các biến động của dịch bệnh Covid và thay đổi trong việc tuyển sinh như nhắc đến ở trên cũng hối thúc các bạn học sinh sớm bắt đầu nghiên cứu để lên danh sách trường phù hợp với bản thân mình. Đa phần học sinh của GPA bắt đầu tư vấn từ đầu lớp 11 hoặc sớm hơn đã xác định được nhóm trường mơ ước, việc này cũng cho các em những động lực lớn hơn để chuẩn bị hồ sơ.

  • THI SAT

Đối với thành phần điểm SAT, các bạn học sinh có ba lựa chọn như sau:

Chiến thuật Truyền thống: Tiếp tục chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thành phần, thi SAT theo lịch và cách thức thi sẽ được ấn định sau này.

Đây sẽ là cách thức giống nhất với tinh thần các bạn đã xác định từ đầu về danh sách công việc phải làm để chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, “luật chơi” đã thay đổi khi toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này, chúng ta cũng chưa biết được lịch quay trở lại trường học của mình, cách thức và thời điểm chúng ta có thể hoàn tất niên học 2019-2020 này. Vì vậy, nếu công việc làm hồ sơ vẫn giữ nguyên “khối lượng”, các em học sinh sẽ cần làm việc với một sự tập trung tối đa, khả năng quản trị thời gian hiệu quả, và kỷ luật cá nhân thép để có thể cân đối tất cả các trách nhiệm của mình và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bộ hồ sơ ứng tuyển.

Chiến thuật Cơ hội: Tận dụng xu hướng tuyển sinh không-cần-SAT của các trường vào kỳ hồ sơ năm nay (2020-2021).

Đây là lựa chọn dành cho những bạn học sinh muốn kiểm soát tối đa khả năng thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển đại học của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công việc của em sẽ giảm thiểu đi khi không cần phải học và thi SAT. Nên nhớ, các em sẽ vẫn phải cạnh tranh với các học sinh khác đã có điểm thi SAT cao từ trước hoặc sẽ thi lấy điểm cao vào đợt thi cuối năm nay. Vì vậy, học sinh lựa chọn chiến thuật này sẽ cần đầu tư thời gian và sức lực đáng kể để làm nổi bật các thành phần hồ sơ khác của mình lên (Bảng điểm GPA, giải thưởng học thuật, thành tích ngoại khóa, bài luận chính). Khi lựa chọn chiến thuật này, em phải biết rất rõ điểm mạnh của mình là gì và cách thức thông minh nhất để thể hiện nó qua các thành phần hồ sơ còn lại.

Chiến thuật Nước đôi: Tập trung tối đa vào cách thành phần khác với mục tiêu kết thúc việc chuẩn bị càng sớm càng tốt, và thi SAT vào cuối năm nếu có thể.

Đây là cách đánh theo kiểu “làm tốt nhất trong khả năng hiện tại” và “làm đến đâu hay đến đó”. Chiến thuật này cho học sinh một lựa chọn mở với việc có hoặc không thi SAT vào thời điểm mùa thu sắp tới. Với rất nhiều thứ còn đang là ẩn số khó có thể nắm bắt, học sinh có thể tập trung toàn bộ năng lượng, chất xám và thời gian của mình cho những công việc có thể làm Ngày Hôm Nay. Chiến thuật này tận dụng được ưu điểm của Chiến thuật Cơ hội, và cũng vẫn mở ra một khả năng có thể thi SAT phút chót vào cuối giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, nó cũng mang lại rủi ro khi bạn quyết định từ đầu sẽ đầu tư tối thiểu vào việc ôn tập thi SAT, vốn là một thành tố có sức nặng trong cuộc cạnh tranh vào trường TOP và xin học bổng cao. Một điều nữa cần lưu ý cho các bạn học sinh lựa chọn chiến thuật này là tuyệt đối đừng để rơi vào trạng thái “trì hoãn” và hãy thật sự khách quan mỗi cuối ngày khi tự hỏi “Tôi đã làm tốt nhất có thể hôm nay chưa?”.

  • Hoạt Động Ngoại Khoá: 

Phần định hướng tiếp theo của GPA dành cho các bạn học sinh sẽ ứng tuyển đại học năm nay và cả năm sau nữa. HĐNK bây giờ là một khó khăn chung cho tất cả học sinh, nhưng đối diện nó như thế nào lại là câu chuyện về nỗ lựa riêng của mỗi người. Chính trong những lúc ngoại cảnh ngặt nghèo mà những nỗ lực vượt khó lại càng được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Nhìn chung các trường ĐH Mỹ xét tuyển đều quan tâm đến việc HS đã nỗ lực, đã thành công như thế nào trong bối cảnh sống của mình. Điều đó luôn đúng. 2 học sinh cùng đạt điểm SAT 1500, một bạn tài chính khá ở HN và có điều kiện học lớp, so với 1 học sinh ở tỉnh không có các trung tâm luyện thi, thì bạn ở tỉnh sẽ được đánh giá cao về nỗ lực đạt kết quả SAT hơn. 2 bạn học sinh cùng là lãnh đạo dự án cộng đồng, thì HS ở trường chuyên có truyền thống năng động sẽ được đánh giá về tính cạnh tranh cao để vượt qua các bạn khác thành lãnh đạo, trong khi HS ở trường không chuyên, ít hoạt động sẽ được đánh giá cao về khả năng tiên phong, khởi xướng ra cái mới.  Đó là 1 đặc điểm thú vị và nhân văn trong quá trình xét tuyển của ĐH Mỹ, và những thời điểm như thế này là lúc chúng ta nắm vững và tận dụng tối đa đặc điểm đó.

Chúng ta cần Chấp nhận 1 thực tế là nhiều chương trình chúng ta đã chờ đợi, háo hức, chuẩn bị đã bị hủy. Và mục tiêu bây giờ là làm sao để ứng biến vs tình huống thay đổi, tận dụng nguồn lực của bản thân mình để kiến tạo cơ hội mới, hoặc nhanh chóng tìm kiếm cơ hội khác trong một “Thực tế mới”, vì đó chính là thứ các đại diện tuyển sinh kỳ vọng khi nhìn vào hồ sơ ứng tuyển năm tới của lứa thí sinh năm 2003.

Và thực tế chứng minh điều đó không khó như các em tưởng tượng. Không phải thành phố lockdown là em chịu chết không thể ngoại khóa. Tất cả các hs lớp 11 của GPA đều đang bận tối mặt với các dự án của mình. Bạn theo đuổi nghệ thuật thì đang làm blog cá nhân để review về văn hóa, bạn thì lên kế hoạch cho triển lãm tranh của mình. Các bạn theo đuổi ngành STEM thì lập dự án xây dựng website cho trường của mình, lập trình một game đơn giản, các bạn ngành xã hội thì chuyển các nội dung truyền thông tăng cường nhận thức cộng đồng lên thực hiện online, và bạn học sinh nào cũng có thể sắp xếp thời gian để tham gia các khóa học trên các nền tảng học trực tuyến, như Tài chính, Marketing, Đồ họa, Robotic hay Computer Science.

Cùng tham gia chia sẻ trong tọa đàm ngày hôm nay là bạn Nguyễn Hà Khánh Nam, học sinh lớp 11 trường Hanoi Academy, đã tham gia chương trình tư vấn của GPA từ hơn 1 năm nay. Bạn sẽ có một chia sẻ ngắn về sự chuẩn bị của mình trong 2 tháng bị ảnh hưởng dịch bệnh vừa qua.

Nam là một học sinh vô cùng quyết tâm và kỷ luật. Em luôn gây ấn tượng tốt và cảm giác yên tâm cho các anh chị Tư vấn ở GPA về Tinh thần chiến đấu của em.

Nếu hồ sơ ngoại khoá của em trong 2-3 năm trở lại đây đã thể hiện được tố chất lãnh đạo mạnh mẽ, thì giờ đây em cần phải thể hiện được sự ứng biến, động lực vững vàng, bền bỉ và vượt khó của mình. Thay vì bỏ cuộc với 1 lý do là các dự án của em đều bị ảnh hưởng và ko làm gì được, nó sẽ khiến cho 3 năm thành công trong vị trí lãnh đạo của em kém phần thuyết phục đi rất nhiều. Điều tương tự đối với các phẩm chất tốt khác em đã dày công gây dựng và chứng minh trong những năm vừa qua. Đừng để việc lockdown hay dịch bệnh khiến cho việc theo đuổi đam mê của mình bị dừng lại. Bất kể kế hoạch cũ của em là gì, hãy tiếp tục làm việc online, trao đổi từ xa với đội nhóm, xây đắp kế hoạch trên giấy của mình, gắn kết thành viên, hay làm việc một mình để giúp bản thân thêm hoàn thiện. Hãy sáng tạo và nghĩ khác đi, và quan trọng nhất, đừng dừng lại.

Với các chia sẻ của đại diện tuyển sinh và 5 lời khuyên của GPA về Tính thích ứng, Bài luận, Chọn trường, Thi SAT và Hoạt động ngoại khóa, hy vọng các em học sinh có được ý tưởng và một chút cảm hứng để tham gia vào việc chuẩn bị hồ sơ của mình. Chắc chắn, nói luôn luôn dễ hơn làm. Nhưng mình phải nghĩ trước, nói trước, rồi từ đấy mới làm được. Và mục đích của Leo ngày hôm nay ở đây chia sẻ cùng vs các bạn là để giúp cho các em bước thêm được 1 bước trong suy nghĩ trước đã. Nếu em vẫn cần thêm định hướng để có thể hành động, các em luôn chào đón để cùng đồng hành với các bạn học sinh lớp 8-12 của GPA.

Bên cạnh đó, các bạn học sinh và gia đình cũng hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc lùi kỳ nhập học hay kỳ ứng tuyển đại học để chờ đợi dịch bệnh hoàn toàn qua đi. Nó sẽ giúp cho các em khỏi cảm thấy mệt mỏi vì sự chờ đợi và bị động trong diễn biến của dịch bệnh và thay đổi liên tục của các tổ chức giáo dục, trường học. Nhưng điều đấy cũng đồng nghĩa với việc cần lập được một mục tiêu cá nhân tham vọng và lên kế hoạch thông minh để tận dụng hiệu quả khoảng thời gian gap-year 6 tháng đến 1 năm này.

Các bạn học sinh cũng hoàn toàn có thể mở rộng lựa chọn du học của mình sang các nước khác như Canada, Úc, New Zealand. Việc lên kế hoạch ứng tuyển nhiều nước sẽ cho gia đình mình nhiều đường tiến, đường lùi và thời gian để chờ đợi dịch bệnh Covid-19 qua đi. Để hỗ trợ tốt hơn cho các bạn học sinh, GPA đã đưa vào chương trình tư vấn 4-trong-1 để lên lộ trình chuẩn bị và hỗ trợ học sinh ứng tuyển đồng thời 4 quốc gia là Mỹ, Canada, Úc và New Zealand cho các em học sinh sẽ đi học vào mùa thu 2021.

Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam

Trụ sở chính - Hà Nội:
Địa chỉ: Văn phòng GPA, Lô 10 – 11, Tầng 4, Tháp C, Tòa nhà D2, 144 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Email: duhoc@gpa.vn
Điện thoại: 090 225 5164

Kết nối với GPA