PR bản thân:

dễ hay khó? (P2)

Cô Lê Kim Dung

 (Từ góc nhìn của một tư vấn viên viết luận, một giáo viên, và một phụ huynh)

Để viết một PS thành công, bạn phải biết chọn đúng chuyện để kể, và kể đúng điều cần kể.

Chọn đúng chuyện để kể

Hãy nhớ lại bài toán tiếp thị món hàng để có một bữa ăn trong bài trước. Tương tự, để chọn đúng câu chuyện để kể thì học sinh phải trải qua một hành trình tự khám phá.

Trước tiên, bạn hãy dừng lại, tĩnh tâm, nhìn lại mình, điểm qua những trải nghiệm quan trọng trong 17 năm đầu đời của mình. Tiếp theo, hãy chọn trong số đó hai, ba câu chuyện mà bạn tâm đắc nhất, rồi đặt ra những câu hỏi sau cho từng câu chuyện:

  1. Bạn muốn chia sẻ và chứng minh điều gì qua câu chuyện?
  2. Những giá trị mà bạn muốn thể hiện có phù hợp với vision và slogan ngôi trường bạn muốn vào?
  3. Câu chuyện có đủ độc đáo và hấp dẫn?
  4. Bạn có đủ cảm xúc để kể câu chuyện đó?

Hai câu hỏi đầu bạn hoàn toàn có thể trả lời, dựa trên sự tìm hiểu của bạn đối với câu hỏi của bài PS và ngành học / ngôi trường mà bạn đang hướng tới.

Câu hỏi 3 và 4 khó hơn, đòi hỏi một sự cảm nhận tinh tế và kinh nghiệm về các bài PS để trả lời. Hãy nhớ rằng ban tuyển sinh của những trường đại học này đã đọc hàng nghìn những bài PS của học sinh, và chắc chắn những bài ‘nhờ nhờ’ không hấp dẫn nổi họ. Hơn nữa, bạn không thể kể hay một câu chuyện khi bạn thiếu cảm xúc với chính câu chuyện đó. Đã bao giờ bạn ngồi nghe một đứa bạn thân nỉ non dốc bầu tâm sự, và bạn phải sốt ruột kêu lên: “Giời ạ, cậu không có cái gì hay hơn, mới hơn để kể à?” Đấy, đừng để ai đó phải thốt lên câu này khi đọc bài PS của bạn.

Kể đúng điều cần kể

Bài PS là một bức chân dung tự họa bằng ngôn ngữ. 

Nó phải giúp bạn tỏa sáng. Nó phải giúp bạn khắc họa được cái ‘code’ của riêng mình, khiến mình ‘khác mầu’với đám đông còn lại. Bạn phải khiến cho hội đồng xét tuyển khi đọc bài PS của bạn mà như đang ngồi xem một thước phim quay chậm kể về một quãng đời của bạn, và cảm nhận được một cách sống động cái ‘TÔI’ của bạn; và khi bộ phim kết thúc, họ phải đủ ấn tượng để thốt lên: “You’re the right person our uni is looking for!”

Không có một công thức viết chung nào phù hợp cho tất cả các bài PS. Nhưng có một số điều quan trọng chung cần nhớ.

  1. Kể trung thực câu chuyện của chính mình. Không sáng tác ra một câu chuyện mà bạn ‘nghĩ’ trường muốn nghe. ‘Trung thực’ là một trong những giá trị cốt lõi bạn cần biết và thực hiện khi đến học ở Mỹ.
  2. Giữ cho câu chuyện tập trung trả lời cho câu hỏi mà mình đã lựa chọn. Mạch của câu chuyện và các chi tiết của nó phải di chuyển, hòa quyện một cách hợp lí, phục vụ cho mục đích được đặt ra trong câu hỏi. Đừng để câu chuyện lôi chúng ta đi quá xa, và đầu-cuối ko khớp.
  3. Viết bằng ‘giọng nói’ của chính mình, không sao chép của người khác. Sự ‘vay mượn’ ngôn từ sẽ làm biến dạng con người thực mà mình muốn thể hiện.
  4. Thể hiện khía cạnh tích cực và lạc quan của bạn. Bất kể điều gì đã xẩy ra trong cuộc đời bạn, hãy biến nó thành bài học để bạn trưởng thành, không để nó đánh bại mình. Trường muốn đón nhận những học sinh tràn đầy năng lượng và tự tin trước những thử thách sắp đến chứ không muốn ngồi khóc thương cùng bạn.
  1. Những lần viết đầu cần thả lỏng, để câu chuyện chảy ra một cách thoải mái nhất có thể. Đừng băn khoăn nhiều về lỗi ngôn ngữ. Tất cả để sau.
  2. Canh thời gian, đừng để nước đến chân mới nhảy. Đặt mình vào thế chủ động hay bị động là quyền của các bạn.

Và yếu tố cuối cùng: sự nhạy cảm. Điều này, tôi e, cần kiến thức, thời gian, và sự trải nghiệm. 

Có phải vì vậy mà các bạn cần tư vấn viên viết luận đồng hành cùng mình?

Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam

Trụ sở chính - Hà Nội:
Địa chỉ: Văn phòng GPA, Lô 10 – 11, Tầng 4, Tháp C, Tòa nhà D2, 144 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Email: duhoc@gpa.vn
Điện thoại: 090 225 5164

Kết nối với GPA