Thiếu nỗ lực trong cuộc sống

"Căn bệnh" nguy hiểm của học sinh Việt Nam

Chúng ta thường cảm thấy ngưỡng mộ những con người như Jack Ma, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett vì sự thành đạt, giàu có và quyền lực của họ. Ai cũng muốn bản thân hoặc con cái có thể đạt được những sự thành công và ấm no trong cuộc sống. Tuy nhiên thử nhìn lại một chút về những năm tháng qua bản thân hoặc con đã làm hay cố gắng gì để đạt được những mục tiêu như vậy.

Điều đáng lo nhất không phải là thất bại, điều đáng lo nhất là không biết cố gắng để làm gì. Dù hiện tại quý vị có đang là 15, 20, 25 hay thậm chí 30, 35 tuổi, đã bao giờ quý vị tự hỏi mình rằng mình học/làm việc vất vả mỗi ngày để làm gì chưa?

“Học vì bố mẹ bảo học."

“Học để có kiến thức để mai sau thành người."

“Đi làm để kiếm tiền."

Hay chỉ đơn giản là “tôi không biết”.

Quý vị có nghĩ đó là câu trả lời của Jack Ma, Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Warren Buffett không?

Dạo gần đây, cụm từ “con nhà người ta” xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội, Mọi người dành cụm từ này để chỉ những người xuất chúng và vượt trội hơn những gì mình đang có ở một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên điều đáng lo ở câu nói đùa này chính là mọi người trong xã hội đang dần chấp nhận với việc rằng: họ là thứ mình không thể đạt được, họ là “con nhà người ta”. Biệu hiện này được thể hiện rõ rất ở các bạn học sinh tầm tuổi 13-19 tuổi, khi các bạn đang dần mất đi nỗ lực và sự cố gắng hằng ngày. “Mấy bạn học lớp chọn học giỏi là đúng rồi, mình học thế này là tốt lắm rồi” “Học giỏi để làm gì, mai sau cũng đi kiếm tiền như nhau thôi mà?”

Ở độ tuổi hình thành nhận thức và tích cách, các bạn ở lứa tuổi học sinh cấp 2,3 có rất nhiều thiên hướng bị ảnh hưởng từ người xung quanh cả tích cực lẫn tiêu cực. Nếu các bạn được ở trong một môi trường có nhiều bạn bè chăm chỉ, chịu khó và cố gắng vì những mục tiêu rõ ràng (như du học hay vào được trường đại học tốt) thì các bạn sẽ hình thành những tập tính tương tự. Và ngược lại. Tất nhiên là luôn có những trường hợp đặc biệt nhưng về lẽ tự nhiên trong tâm lý học thì con người luôn cố gắng để hòa nhập trong một cộng đồng cụ thể (the needs of belonging).

Mất đi nỗ lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày khiến cho bản thân uể oải, thiếu sức sống, không có định hướng, không có cảm hứng, không có ý chí tiến thủ và không có động lực để hoàn thiện bản thân

Vậy phải làm gì khi chúng ta đang mất dần đi sự nỗ lực trong cuộc sống

Giống với tất cả chúng ta, những con người thành đạt trong cuộc sống có một tuổi thơ rất bình thường như bao người, nhiều người trong số họ còn không có điều kiện học hành và sinh hoạt tốt được như bạn bè đồng trang lứa. Điều khác biệt nhất mà khiến họ thành công chính là một nội lực dồi dào và một đam mê cháy bỏng.

Richard St. John, một chuyên gia nghiên cứu và phân tích về sự thành công, tiến hành một cuộc khảo sát về yếu tố thành công đối với 500 người thành công bậc nhất hành tinh bao gồm Bill Gates (nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Microsoft) , Martha Stewart (một trong những nữ doanh nhân thành đạt nhất hành tinh), Larry Page (nhà đồng sáng lập Google), James Cameron (Đạo diễn Mỹ nổi tiếng). Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố thành công của mỗi người đều khác nhau NGOẠI TRỪ MỘT ĐIỂM CHUNG là passion (niềm đam mê). Niềm đam mê ở đây không chỉ đơn thuần là sở thích mà nó là nguồn cảm hứng, niềm tin, tham vọng hoặc động lực sống.

Để có thể khơi gợi được niềm đam mê, một người học sinh phải trước hết tìm ra được điểm mạnh và những hạn chế của mình để từ đó tìm được những mục tiêu phù hợp. Không những vậy các bạn phải được truyền cảm hứng, xác định được thương hiệu riêng và khai phóng về mặt cảm xúc, tư duy.

Chúng ta có thể bắt đầu từ những việc làm hàng ngày như tự đặt câu hỏi về mọi thứ, tự đặt ra những góc nhìn đa chiều về sự vật sự việc xung quanh. Xa hơn, chúng ta có thể tìm hiểu sâu về bản thân để tìm ra được những giá trị bản thân coi trọng và phát triển nó như thế nào cho phù hợp với xã hội, hoàn cảnh. Và cuối cùng, lên một định hướng mục tiêu lâu dài và một lộ trình cụ thể để hoàn thiện bản thân và trau dồi kiến thức kỹ năng phục vụ cho dự định tương lai đó.

Chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu xây dựng mục tiêu tương lai, và cũng không bao giờ là quá sớm cả.

Nhằm có thể hỗ trợ các quý phụ huynh trong việc định hướng và khai phóng nhận thức cho con cũng như để huấn luyện cho các bạn học sinh sống một các có mục tiêu và có lộ trình, Tổ chức Giáo dục Quốc tế GPA giới thiệu chương trình Huấn Luyện Path Finder:

  • Truyền cảm hứng và khai phóng con người để các em trở thành những người có nền tảng thái độ và nội lực tốt.
  • Huấn luyện chuyên sâu về Trí tuệ Cảm xúc (Emotional Intelligence)
  • Xác định và xây dựng thương hiệu cá nhân để tạo dấu ấn trong xã hội
  • Định hướng và tư vấn về ngành nghề phù hợp dựa trên cơ sở khoa học
  • Hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa và xã hội của học sinh
  • Sử dụng giáo trình khoa học và một đội ngũ thạc sỹ quốc tế tận tâm, kiên nhẫn và tâm lý
  • Đối với những gia đình có nguyện vọng cho con đi du học, chương trình đào tạo bộ kiến thức, kỹ năng và thái độ hòa nhập cần thiết trong môi trường quốc tế. Đồng thời hỗ trợ định hướng và chuẩn bị hồ sơ du học cho học sinh từ sớm nhằm đảm bảo thành công nhập học vào những ngôi trường đại học hàng đầu với học bổng cao (Cam kết nhập học thành công vào nhóm trường đại học Mỹ Top 70 với học bổng 2-6 tỷ đồng)

HOTLINE: 090 225 5164 (MS. MY)

      Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam

      Trụ sở chính - Hà Nội:
      Địa chỉ: Văn phòng GPA, Lô 10 – 11, Tầng 4, Tháp C, Tòa nhà D2, 144 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
      Email: duhoc@gpa.vn
      Điện thoại: 090 225 5164

      Kết nối với GPA